Công Ty Bảo Hiểm Hoạt Động Thế Nào ?

08/08/2020 | 7055

Có bao giờ các bạn tự hỏi . Công ty bảo hiểm hoạt động thế nào ? Công ty bảo hiểm phá sản thì sao ? Lợi nhuận công ty bảo hiểm đến từ đâu ? Bảo hiểm nhân thọ có lợi ích gì cho khách hàng , đất nước, công ty bảo hiểm ?

Sau đây Hiền sẽ làm rõ các vấn đề này nhé .

LỢI NHUẬN CÔNG TY BẢO HIỂM ĐẾN TỪ ĐÂU? 

Trích theo luật nhà nước quy định :

" Theo điều 73, Nghị định 73/2016/NĐ-CP, lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm. Lợi nhuận thực hiện trong năm của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động khác.

Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, khách hàng có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm định kỳ cho các công ty bảo hiểm theo đúng hợp đồng đã ký kết. Số tiền thu được qua hình thức đóng phí sẽ tạo thành một số vốn lớn dài hạn và các công ty bảo hiểm sẽ đầu tư để thu về lợi nhuận và dùng chính lợi nhuận đó để chi trả cho người đóng bảo hiểm.

Để thu về lợi nhuận, các công ty bảo hiểm thường chọn những hình thức đầu tư cực kỳ an toàn. Theo Điều 98, Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10, Chính phủ quy định các hạng mục đầu tư mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể lựa chọn như sau:

Điều 98. Đầu tư vốn

1. Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây:

A) Mua trái phiếu Chính phủ;

B) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;

C) Kinh doanh bất động sản;

D) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;

Đ) Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;

E) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.

3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp bảo hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán.

Theo đó, Chính phủ không giới hạn khoản đầu tư mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể đầu tư vào Trái phiếu chính phủ (có thể dùng 100% nguồn vốn hiện có để đầu tư) và không được phép thấp hơn 65%. Còn 35% còn lại doanh nghiệp bảo hiểm có thể lựa chọn các hạng mục đầu tư khác theo quy định nhưng sẽ phải trình kế hoạch đầu tư để Bộ tài chính phê duyệt, từ đó mới được đầu tư. ”

Đặc thù của ngành bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm dài hạn, mang ý nghĩa kinh tế - xã hội cho nên việc đầu tư vào các danh mục nói trên đảm bảo cho các công ty bảo hiểm nhân thọ có dòng lợi nhuận ổn định trong dài hạn để đáp ứng yêu cầu về nghĩa vụ của các hợp đồng bảo hiểm.

Công ty bảo hiểm phá sản thì sao ? , Công ty bảo hiểm phá sản thì liệu tiền tham gia bảo hiểm có bị mất hay không ?

Thời buổi kinh tế thị trường hiện nay , công ty nào làm ăn có lời thì tiếp tục duy trì và phát triển còn ngược lại thì phá sản. Công ty bảo hiểm phá sản ví dụ điển hình như Bảo Minh – CMG, ngày 8-1-2007 đã chính thức chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho tập đoàn bảo hiểm Dai-ichi của Nhật Bản, đặt nền móng cho công ty bảo hiểm nhân thọ của Nhật Bản hoạt động tại VN, theo con đường được xem là nhanh nhất và ngắn nhất.

Khách hàng của công ty bảo Hiểm Bảo Minh sẽ ra sao ?

Khách hàng của công ty bảo hiểm Bảo Minh sẽ vẫn được đảm bảo mọi quyền lợi, nghĩa vụ đúng như cam kết trong hợp đồng dù chủ sở hữu và tên công ty có thay đổi.

Phá sản không ai mong muốn nhưng khi công ty bảo hiểm phá sản nhà nước luôn có những biện pháp kịp  thời nhằm hạn chế tối thiểu tổn thất cho khách hàng. Luật quy định như sau :

Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm sang doanh nghiệp bảo hiểm khác

Căn cứ Điều 74, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 có quy định như sau:

“Điều 74. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm

1. Việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong những trường hợp sau đây:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;

c) Theo thoả thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.

2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, giải thể mà không thoả thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao.”

Quyền lợi của khách hàng vẫn được đảm bảo đầy đủ sau khi được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Khoản 2 Điều 75 của Luật này:

“2. Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổi cho đến khi hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm”

Nếu các bạn đã đọc tới đây thì chắc chắn các bạn đã yên tâm vì, quyền lợi và nghĩa vụ bảo hiểm vẫn được thực hiện theo hợp đồng. Nhà nước luôn có sự chuẩn bị cho những rủi ro xấu nhất xảy ra với công ty bảo hiểm vì thế nhà nước đã xây dựng “quỹ bảo vệ người được bảo hiểm chi trả” , đây là quỹ được thành lập nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản. Quỹ được hình thành dựa trên cơ sở đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp bảo hiểm tính theo tỷ lệ (%) doanh thu phí bảo hiểm giữ lại của các hợp đồng bảo hiểm gốc.

Luật quy định :

Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 106, Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định:

Điều 106. Nội dung chi của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

“1. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được chi cho các nội dung sau:

a) Trả tiền bảo hiểm, trả giá trị hoàn lại, trả tiền bồi thường bảo hiểm hoặc hoàn phí bảo hiểm theo quy định tại hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán tại thời điểm Bộ Tài chính có quyết định về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán) hoặc tại thời điểm Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản)”.

Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản, quyền lợi bảo hiểm của khách hàng sẽ được Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm chi trả. Hạn mức chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng theo quy định tại Điều 107, Nghị định 73/2016/NĐ-CP.

Bây giờ thì các bạn hoàn toàn yên tâm về bảo hiểm nhé. Vì các công ty bảo hiểm này hoạt động luôn có sự giám sát của bộ tài chính .

Bảo Hiểm nhân thọ phát triển mạnh ai được lợi ?

Có 3 đối tượng cùng được hưởng lợi khi Bảo hiểm nhân thọ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam:

1. Khách hàng

Khách hàng là nhân dân, những người trực tiếp lao động để tạo ra thu nhập phát triển kinh tế gia đình, phát triển đất nước . Bởi thế khi mỗi một hợp đồng bảo hiểm được phát hành thì đồng nghĩa với việc một gia đình được bảo vệ về sức khỏe và tài chính trước những rủi ro, sẽ hạn chể đi tình cảnh bán nhà , bán tài sản để chữa bệnh hiểm nghèo, trẻ em không phải bỏ học giữa chừng vì cha mẹ qua đời, hạn chế được rất nhiều tấm lòng từ các nhà hảo tâm .

Ai cũng có sự bảo vệ từ bảo hiểm nhân thọ, cuộc sống thêm an vui ngay cả lúc tuổi già, bởi nếu khách hàng không gặp rủi ro tử vong, khách hàng sẽ nhận về giá trị tài khoản tương đối hấp dẫn ở những năm tuổi già – lúc ta cần tiền nhất.

BHNT cũng là cách giúp khách hàng tiết kiệm tiền thành công, tiết kiệm trước rồi chi tiêu thì sẽ còn, chi tiêu trước rồi mới tiết kiệm sẽ không thể tiết kiệm thành công.

Đọc thêm “ Bảo Hiểm nhân thọ để làm gì ”

2. Tiếp đến là Nhà nước

Chính phủ có nguồn ngân sách lớn để phát triển các công trình phúc lợi, từ đó phát triển kinh tế, an sinh xã hội. Đó là lý do mà ngày 28/02/2019 mới đây Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”, trong đó đặt kỳ vọng “Đầu năm 2020 sẽ có 11% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ và năm 2025 là 15% dân số tham gia bảo hiểm“.

Hơn nữa, các gia đình có bảo hiểm nhân thọ sẽ không trở thành gánh nặng cho ngân sách nhà nước khi không may gặp rủi ro.

thủ tướng chính phủ khuyến khích tham gia bảo hiểm nhân thọ

thủ tướng chính phủ khuyến khích tham gia bảo hiểm nhân thọ

3. Cuối cùng là Doanh nghiệp bảo hiểm

Các doanh nghiệp BHNT được sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi từ khách hàng mà không phải trả lãi khoản vay giống như vay vốn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng cũng là 1 lợi thế vô cùng lớn.

Tiếp đến, hàng năm công ty BHNT đều giữ lại 1 phần lợi nhuận đầu tư, phần còn lại chia cho khách hàng tham gia, từ đó tạo nên lợi nhuận ổn định liên tục, và gần như không có rủi ro.

Các DNBHNT phát triển càng mạnh mẽ, càng nhiều khách hàng tín nhiệm và mua các sản phẩm bảo hiểm, doanh nghiệp càng có nhiều vốn đầu tư hơn và lợi nhuận ngày càng cao hơn nữa.

Việt Nam là thị trường mới phát triển bảo hiểm nhân thọ (gần 20 năm), trong khi trên thế giới thì BHNT đã phát triển gần 400 năm. Rõ ràng, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam là miền đất hứa với tất cả các tập đoàn bảo hiểm trên toàn thế giới.

Với đà phát triển thời đại 4.0 cùng sự bắt nhịp nhanh của người dân Việt Nam với sự phát triển và tiến bộ trong nhận thức thì không còn nghi ngờ giai đoạn 2019 – 2025 sẽ là THỜI ĐIỂM VÀNG của bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam!

(Bài viết có sử dụng một số nguồn từ trang . “suthatbaohiem.com , tuoitre.vn, thebank.vn ”)


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0902871286
Gọi ngay : 0902871286